Chế độ ăn uống cho bệnh nhân gút

Cập nhật: 2017-10-29 09:53:29
Lượt xem: 127

Chế độ ăn uống của người tăng acid uric máu và bệnh gout Không dùng Không uống nhiều rượu mạnh. Không ăn các thức ăn chứa nhiều purine như: phủ tạng động vật: tim, gan, thận, lá lách, óc..., hột vịt, gà lộn, trứng cá, cá trích, cá đối, cá mòi. Không ăn mỡ động vật, không ăn đường.

 

     Chế độ ăn uống của người tăng acid uric máu và bệnh gout

     Không dùng

 Không uống nhiều rượu mạnh. Không ăn các thức ăn chứa nhiều purine như: phủ tạng động vật: tim, gan, thận, lá lách, óc..., hột vịt, gà lộn, trứng cá, cá trích, cá đối, cá mòi. Không ăn mỡ động vật, không ăn đường. 

     Dùng hạn chế
  • Hạn chế protid (<1g protein/kg/ ngày tương đương < 200g thịt nạc mỗi ngày). 
  • Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) đồ biển (tôm, cua…). 
  • Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) các loại đậu hạt, măng tây. 
  • Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) chocolate, cacao, trà, cà phê.
Dùng nhiều
  • Các loại rau xanh, trái cây tươi.
  • Uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate.
  • Các loại ngũ cốc.
  • Sữa, trứng.
  • Chế độ sinh hoạt
  • Chống béo phì.
  • Tăng cường vận động.
  • Tránh stress, tránh gắng sức, tránh lạnh đột ngột…

Chế độ ăn uống có thay thế được thuốc không?

 
Đối với bệnh gút
 
Trong đa số trường hợp, chế độ ăn uống góp phần điều trị cho bệnh Gout và các bệnh kèm theo (cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu…) chứ không thể thay được thuốc. Thực hiện tốt chế độ ăn uống có thể giảm bớt số lượng thuốc, số loại thuốc cần dùng, giảm bớt các hậu quả xấu của bệnh.
Phong ngua benh gout
Chế độ ăn uống được sử dụng để thay thế thuốc trong một số ít trường hợp, người bệnh không dùng được các thuốc làm hạ acid uric (dị ứng thuốc, suy thận, suy gan…).
 
Đối với tình trạng tăng acid uric máu
Chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt sẽ giúp phòng ngừa bệnh Gout, làm giảm số người trở thành bệnh nhân Gout.
 
Như vậy, chế độ ăn uống không thể thay thế được các thuốc điều trị bệnh Gout, nhưng có một vai trò quan trọng trong điều trị, góp phần làm bệnh Gout và các bệnh kèm theo dễ kiểm soát hơn, giảm bớt liều thuốc phải dùng, giảm bớt số thuốc phải dùng. Chế độ ăn uống càng quan trọng hơn khi người bệnh bị dị ứng với các thuốc làm giảm acid uric máu, hoặc vì một lý do nào đó không sử dụng được các thuốc này. Chế độ ăn uống còn là biện pháp chính, không thể thiếu được trong việc phòng ngừa bệnh Gout cho các đối tượng có tăng acid uric máu đơn thuần.
 
Các bệnh rối loạn chuyển hóa ở người thường đi kèm với nhau, ngày càng gia tăng và đang là một hiểm họa lớn cho loài người trong thế kỷ 21. Hội chứng chuyển hóa kinh điển gồm 4 biểu hiện: béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu. Nay thêm một biển hiện thứ 5 là tăng acid uric máu, nói cách khách, các bệnh nhân béo phì, cao huyết áp, bệnh mạch vành... rất dễ bị gout và ngược lại, bệnh nhân gout thường mắc bệnh các bệnh béo phì, xơ mỡ động mạch, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh mạch vành.  

                                                                                                                                                                       TS.BS. Lê Anh Thư Hội Thấp khớp học Việt Nam

 

Các bài viết khác