Những lưu ý khi chăm sóc tinh thần cho người cao tuổi

Cập nhật: 2022-11-22 14:07:48
Lượt xem: 127

SKĐS - Khi tuổi càng cao, người già càng cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc cả thể chất lẫn tinh thần phù hợp của con cháu.

Để chăm sóc tốt cho người cao tuổi trong gia đình, chúng ta cần phải làm gì?

Những thay đổi của cơ thể khi về già

Về thể chất, có thể thấy rõ rằng do quá trình lão hóa hoặc do các bệnh lý gây ra mà người cao tuổi có phản ứng chậm hơn. Khi nói chuyện, người già cần một khoảng thời gian dài hơn để ghi nhận và xử lý thông tin. Thế nên, chúng ta cần nói thật chậm rãi, nhìn vào mắt các cụ, không tỏ thái độ bực tức, sốt ruột. 

Người cao tuổi cũng sẽ chậm hơn trong việc đi lại. Vì vậy, nếu có việc cần phải đi đâu đó, bạn nên báo trước để họ có thời gian chuẩn bị phù hợp.

Khi tuổi càng cao,  những thay đổi cả thể chất lẫn tinh thần của người cao tuổi cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc phù hợp của con cháu.

Khi tuổi càng cao, người cao tuổi càng cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc phù hợp của con cháu.

Về vấn đề sức khỏe, người cao tuổi dễ bị mắc một số bệnh hơn người trẻ, và biểu hiện bệnh thường không rõ ràng. Khi mắc một số bệnh như cảm cúm cũng có thể làm suy yếu đáng kể sức khỏe của người cao tuổi. Cần quan tâm đặc biệt tới sức khỏe người cao tuổi, sớm có những biện pháp chữa bệnh phù hợp khi có triệu chứng bệnh.

Ngoài những thay đổi về thể chất, người cao tuổi có những thay đổi đáng kể về tâm lý. Các cụ thường nhắc đến quá khứ nhiều hơn hiện tại, thường tự hào về kinh nghiệm sống của mình. Nhiều người cảm thấy hụt hẫng, khó chịu, cảm giác bị mất đi quyền lực và vị thế. Vì thế, các cụ cảm thấy mình bị bỏ rơi, buồn bã, chán nản, cô đơn, dễ tủi thân, hờn dỗi...

Do những thay đổi thể lý, người cao tuổi có thể mất đi những khả năng đã có như không thể lái xe được nữa, không tự nấu ăn hay chăm sóc vệ sinh cơ thể được nữa, do đó trở thành lệ thuộc người khác. 

Có người cao tuổi chấp nhận và ứng phó thành công với sự suy giảm chức năng, nhưng cũng có người trở thành lo lắng quá độ, lúc nào cũng đòi con cái ở cạnh để được chăm sóc, hoặc cau có, gắt gỏng khi con cái bê trễ trong việc đáp ứng những nhu cầu của mình.

Khi thấy các cụ có những sự thay đổi lớn như hay cau có, gắt gỏng, thay đổi tính nết trở thành khó chịu, hay quên, xuống cân, ít ngủ, biếng ăn, nên nghĩ đến những căn bệnh có thể xảy ra cho người cao tuổi để kịp thời đưa các cụ đi khám bác sĩ, thay vì cho rằng đó chỉ là những thay đổi thông thường.

Chăm sóc cho người cao tuổi quá kỹ lưỡng, có sự tế nhị, tôn trọng như vậy người cao tuổi thấy thoải mái về tâm lý hơn. Ảnh minh họa

Chăm sóc cho người cao tuổi kỹ lưỡng, có sự tế nhị, tôn trọng... như vậy người cao tuổi thấy thoải mái về tâm lý hơn. Ảnh minh họa

Những vấn đề cần lưu tâm khi chăm sóc người cao tuổi

Nhiều người đã, đang và sẽ chăm sóc cho cha mẹ, ông bà cần chú ý:

  • Chăm sóc cho người cao tuổi kỹ lưỡng, có sự tế nhị, tôn trọng... như vậy người cao tuổi thấy thoải mái về tâm lý hơn.
  • Lắng nghe những phàn nàn, càm ràm.
  • Cung cấp và tạo điều kiện cho người cao tuổi có những sinh hoạt giải trí đều đặn như: đi bộ, tập thể thao, đánh cờ, đi du lịch. Cùng tham gia trò chơi, đọc báo, bình luận… giữ cho họ suy nghĩ tích cực.
  • Tạo không gian riêng cho người cao tuổi.
  • Xin lời khuyên của họ và lắng nghe những gì họ nói.
  • Chia sẻ cảm xúc với người cao tuổi.
  • Kiên nhẫn, tránh tìm cách chứng minh là họ sai.
  • Nên lắng nghe các cụ nói và ghi nhận thay vì tìm cách sửa sai.

Chăm sóc tâm lý người cao tuổi là vấn đề tế nhị, khéo léo, phức tạp để giữ cho tâm các cụ lúc nào cũng lạc quan yêu đời và có cái nhìn về cuộc sống nhân văn hơn, vị tha hơn giữ cho sức khỏe cả tâm lẫn thể đều tốt. 

Nguồn :https://suckhoedoisong.vn/

Các bài viết khác